Vì sao 1000 năm bắc thuộc Việt Nam không bị đồng hóa? #3 / Bí mật cổ sử / ống nhòm nhỏ
ỐNG NHÒM NHỎ ỐNG NHÒM NHỎ
22.9K subscribers
3,961 views
90

 Published On Premiered Oct 14, 2022

#bacthuoc#lichsu #dantocvietnam
người Trung Hoa ngày nay tìm mọi lý lẽ để trả lời câu hỏi này nhưng chính họ cũng không thấy thuyết phục lắm. Chẳng hạn:
Việt Nam ở xa Trung Nguyên, núi sông cách trở không tiện đồng hóa. Tuy nhiên lý lẽ này không thuyết phục bởi vì: Tại sao Vân Nam cũng xa, núi sông cách trở hơn nhiều mà chỉ trong mấy trăm năm đã bị đồng hóa hoàn toàn.
Việt Nam ở phương Nam, nóng ẩm, người Hán không ở được. Thế tại sao Hải Nam cũng như vậy mà lại ở được, đồng hóa xong rồi.
Tại vì số lượng người Hán di dân xuống Việt Nam ít. Thực ra, không có bằng chứng nào là ít hơn Hải Nam, Vân Nam cả. Chỉ riêng số quan lại cai trị và số quân chiếm đóng trong hơn một ngàn năm, cũng không ít hơn số dân bản địa. Chỉ có thể hiểu người Hán ở đây đã bị Việt hóa. Cũng có ý kiến cực đoan bênh vực, nói rằng thực ra đã Hán hóa dân Việt rồi nhưng từ sau năm 1945, Việt Nam đã thanh lọc lại hết!
Cũng có một số kiến giải của người Trung Hoa bình thường ngày nay, xem ra cũng ít nhiều có lý, ví như:
Người Kinh có ba nguồn gốc: Người Lạc Việt, Người Thục, Người Hán. Do vậy người Kinh hấp thụ được tinh hoa của ba chủng tộc nên trở thành một tộc người ưu tú.
Người Hán ở Việt Nam kể cả các tầng lớp cai trị không đồng hóa được người Kinh, trái lại bị đồng hóa ngược trở thành người Việt. Người Kinh là một tộc người có năng lực đồng hóa mạnh, bằng nếu không nói là còn hơn người Hán. Hãy xem họ mở rộng về phía Nam thì rõ….
Tuy nhiên theo các nhà khoa học để trả lời đầy đủ cho câu hỏi Vì sao người Việt Nam không bị đồng hóa sau cả ngàn năm bắc thuộc chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các lý do sau đây:
Thứ Nhất: – Người Việt đã có ý thức về một nền văn hóa của riêng mình và có “ý thức dân tộc” trước khi bị đô hộ.
Thứ 2– Sự xuất sắc của tầng lớp thủ lĩnh Bách Việt và sự nổi dậy liên tục của họ
Thứ 3– Sự bất ổn trong chính sách cai trị và đồng hóa từ phương Bắc
Thứ 4– Sự khác biệt về môi trường sản xuất, khí hậu và thời tiết dẫn tới sự đặc thù của cơ sở hạ tầng

show more

Share/Embed