12.5.15 Lý Thuyết Ăn Mòn Kim Loại - Hóa 12
Nguyễn Phúc Hậu Nguyễn Phúc Hậu
38.7K subscribers
26,874 views
527

 Published On Premiered Mar 24, 2020

Lý Thuyết Ăn Mòn Kim Loại - Hóa 12 - Nguyễn Phúc Hậu
1. Định nghĩa sự ăn mòn kim loại
Ăn Mòn Kim Loại Là sự phá hủy kim loại do tác dụng của các chất trong môi trường. Hậu quả Kim Loại bị oxi hóa thành ion Kim Loại: M → Mn+ + ne
Ăn mòn kim loại có 2 dạng chính: ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.

A. Ăn mòn hóa học
Là quá trình oxi hóa khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
Ăn mòn hóa học thường xảy ra ở những bộ phận của thiết bị lò đốt hoặc những thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc với hơi nước và khí oxi…
Nhiệt độ càng cao tốc độ ăn mòn càng nhanh và không sinh ra dòng điện.
Kinh nghiệm: nhận biết ăn mòn hóa học, ta thấy ăn mòn kim loại mà không thấy xuất hiện cặp kim loại hay cặp KL-C thì đó là ăn mòn kim loại.

B. Ăn mòn điện hóa
Là quá trình oxi hóa khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
Hoặc Ăn Mòn Kim Loại là sự phá huỷ Kim Loại khi Kim Loại tiếp xúc với môi trường điện li tạo ra dòng diện.
Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa: phải thỏa mãn đồng thời 3 điều sau:
Các điện cực phải khác nhau về bản chất.
Các định cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
Ăn mòn điện hóa thường xảy ra khi cặp kim loại (hoặc hợp kim) để ngoài không khí ẩm, hoặc nhúng trong dung dịch axit, dung dịch muối, trong nước không nguyên chất…
Cơ chế:
Điện cực âm (thường là các Kim Loại mạnh hơn) cho e thành ion dương, các e này di chuyễn sang điện cực dương.
Điện cực dương: H+, H2O nhận e thành H2, OH-
Ion dương KL kết hợp với OH- thành hidroxit, bị phân huỷ thành oxit

2. Các biện pháp chống ăn mòn kim loại:
a. Phương pháp bảo vệ bề mặt
Phủ lên bề mặt kim loại một lớp sơn, dầu mỡ, chất dẻo…
Lau chùi, để nơi khô ráo thoáng.

b. Phương pháp điện hóa
Dùng một kim loại là “vật hi sinh” để bảo vệ vật liệu kim loại.
VD: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các lá Zn vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển (nước biển là dung dịch chất điện li). Kẽm bị ăn mòn, vỏ tàu được bảo vệ.
Kinh nghiệm: những trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa thường gặp:
Kim loại – kim loại (Fe - Cu) kim loại mạnh bị ăn mòn (anot bị oxi hóa) kim loại yếu được bảo vệ
Kim loại – phi kim (Fe - C thép).
Kim loại đẩy kim loại ra khỏi muối (Fe tác dụng dung dịch CuSO4).
Kim loại + dd axit và muối của kim loại đứng sau.

CÔ HẬU CHÚC CÁC EM LUÔN HỌC TỐT !!!
================================
Xem Clip Nhớ Like Và Đăng Kí Kênh Bấm Chuông Thông Báo Để Nhận Video Mới Của Miss Nguyễn Phúc Hậu EDU Nhé!!!
☆ ĐĂNG KÝ/SUBSCRIBE: http://bit.ly/haunguyenedu
☆ OFFICIAL FACEBOOK:   / hau.nguyen.9655  
================================
© Bản quyền thuộc về Nguyễn Phúc Hậu EDU
© Copyright by Nguyễn Phúc Hậu EDU ☞ Do not Reup.
================================
#LýThuyếtĂnMònKimLoại
#ĂnMònKimLoại
#KimLoạiHóa12
#Hóa12ChânTrờiSángTạo
#Hóa12

show more

Share/Embed