DỄ NHỚ - TẤT TẦN TẬT VỀ TỔ CHỨC LIÊN HỢP QUỐC.
Thầy Hồ Như Hiển Thầy Hồ Như Hiển
15.2K subscribers
616 views
24

 Published On Mar 7, 2022

NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TỔ CHỨC LIÊN HỢP QUỐC

a. Quá trình thành lập:
- Tiền thân của Liên Hợp Quốc là Hội Quốc Liên, thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên do có nhiều hạn chế trong tổ chức và hoạt động, ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Hội Quốc Liên đã tan vỡ.
- Đầu 1945, thế chiến thứ hai sắp kết thúc, phe phát xít sắp thất bại hoàn toàn. Các nước Đồng minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng giữ gìn hòa bình thế giới lâu dài, ngăn chặn các nguy cơ chiến tranh mới.
- Sau chiến tranh, cần một tổ chức quốc tế có vai trò đủ mạnh để giữ gìn trật tự thế giới mới, xác lập quyền thống trị của các nước chiến thắng trong chiến tranh.
- Tại Hội nghị Ianta (2-1945), những người đứng đầu 3 cường quốc Liên Xô, Anh, Mĩ đã nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới.
- Lúc mới thành lập, Liên Hợp Quốc có 50 nước thành viên, đến 2002 có 189 nước thành viên. Năm 2011 có 193 thành viên. Việt Nam gia nhập vào tháng 9/1977, là thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc. Đây là tổ chức lớn nhất hành tinh.
b. Mục đích hoạt động:
- Duy trì nền hòa bình và an ninh thế giới. (mục đích cơ bản nhất)
- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc
- Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng bình đẳng và nguyên tắc dân tộc tự quyết.
c. Nguyên tắc hoạt động:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và nhất trí cao giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
Trong các nguyên tắc hoạt động trên, nguyên tắc cơ bản nhất chi phối hoạt động của Liên Hợp Quốc là nguyên tắc nhất trí cao giữa 5 cường quốc.
d. Các cơ quan chính:
- Đại hội đồng: Là cơ quan cao nhất của Liên Hợp Quốc gồm tất cả các nước thành viên. Mỗi năm họp một lần. Các vấn đề quan trọng phải được 2/3 số phiếu chấp nhận, các vấn đề khác phải được quá bán (hơn một nửa số phiếu đồng ý) mới có giá trị.
- Hội đồng bảo an: Là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên, chịu trách nhiệm chính về hòa bình, an ninh quốc tế. Mọi hoạt động của Hội đồng bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí tuyệt đối của 5 ủy viên thường trực Hội đồng là Liên Xô (từ 1991 là Nga), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc (trước 1971 là Trung Hoa Dân Quốc).
- Ban thư ký: Là cơ quan hành chính của Liên Hợp Quốc, đứng đầu là Tổng thư ký do Đại hội đồng bầu ra, có nhiệm kỳ 5 năm, theo sự giới thiệu của Hội đồng bảo an.
- Ngoài các cơ quan chính, Liên Hợp Quốc còn nhiều tổ chức chuyên môn khác.
- Trụ sở Liên Hợp Quốc đặt tại NIU OÓC (Mĩ).
e. Vai trò của Liên Hợp Quốc trong quan hệ quốc tế:
- Là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới, giải quyết tranh chấp, xung đột khu vực. Như vấn đề Palextin, vấn đề Irắc, vấn đề Triều Tiên, vấn đề Đông ti mo, vấn đề Campuchia vào cuối những năm 1980 – đầu 1990 của thế kỷ XX…
- Thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa giữa các quốc gia thành viên.
- Giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như đấu tranh giải trừ vũ khí hạt nhân, chống biến đổi khí hậu, chống ô nhiễm môi trường...
- Viện trợ giải quyết nạn đói, bệnh tật ở châu Phi và các nước chậm phát triển...
f. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc
- Ngày 20/09/1977: Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc là thành viên thứ 149, đến năm 2006 Liên Hợp Quốc có 192 quốc gia thành viên.
- Ngày 16/10/2007 Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an nhiệm kỳ 2008 - 2009 (1/1/2008 có hiệu lực).
g. Những hạn chế của Liên Hợp Quốc.

- Liên Hợp Quốc chưa thể hiện rõ vai trò trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để, như vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân, vấn đề Trung Đông, Biến đổi khí hậu, phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa khủng bố...
- Bị các nước lớn, đặc biệt là Mĩ chi phối trong nhiều vấn đề quốc tế, như vấn đề Triều Tiên, chiến tranh vùng Vịnh. Có cái nhìn và cách xử lý một chiều trong nhiều vấn đề quốc tế.
- Bộ máy cồng kềnh và quan liêu quá mức, quyền lực của Hội đồng bảo an quá lớn.
- Vai trò của các quốc gia thành viên khác bị xem nhẹ, nhiều lĩnh vực hoạt động còn thiếu hiệu quả...

show more

Share/Embed