Vị Luật Sư Đã Cứu Bác Hồ Khỏi Án Tử Tại Hong Kong | TVPL
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
874K subscribers
26,584 views
594

 Published On Premiered Dec 1, 2021

Để con đường cách mạng thành công, mang độc lập tự do về cho dân tộc, Bác phải trải qua rất nhiều chông gai, thử thách. Và trong những chông gai, thử thách đó có một ải pháp lý với án tử treo lơ lửng trên đầu ở Hương Cảng. Thật may cho Bác, cho chúng ta khi có một vị Luật sư tên là Loseby xuất hiện…

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT trân trọng cảm ơn thông tin từ Báo Công an nhân dân và Tạp chí Kiểm sát đã giúp chúng tôi hoàn thiện video này!
----

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT - MEDIA TEAM

Nội dung: Lam Linh

Trình bày: Huy Hoàng

Dựng hình: Quang Khôi

----

Hãy đăng ký kênh và theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều video clip và cảm nhận nhịp sống pháp lý nhé!

Website: https://thuvienphapluat.vn/

Fanpage:   / thuvienphapl.  .

#TVPL #ThuVienPhapLuat


Xin chào quý vị và các bạn,
Có lẽ mọi người cũng đã biết, để đưa đất nước đi trên con đường độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cả đời mình cho dân tộc, thậm chí có lần phải đối diện với án tử hình tại HongKong trước sự kết tội vô căn cứ của Tòa án thực dân. Song với sự trợ giúp của lương tri, một vị luật sư đã đưa Bác thoát khỏi “bàn tay tử thần” sau đó.
Câu chuyện bắt đầu từ sáng sớm ngày 6/6/1931, khi Bác Hồ đang hoạt động tại Hồng Kông với tên gọi Tống Văn Sơ, thì bị cảnh sát Hồng Kông ập vào căn nhà số 186 Tam Lung bắt giữ với cáo buộc “gián điệp của Quốc Tế cộng sản, tay sai của Liên Xô, có âm mưu lật đổ”. Đây không phải là một vụ bắt bớ ngẫu nhiên mà là sự phối hợp giữa mật thám Pháp tại Đông Dương và cảnh sát Hồng Kông sau khi bắt được cán bộ Thanh tra của Quốc tế cộng sản – Lefranc tại Singapore.

Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ đã nằm trong một tình thế cực kỳ nguy hiểm. Nhưng may mắn thay, thời điểm Bác vào nhà giam cũng là lúc đồng chí Hồ Tùng Mậu ra tù và bị đưa về nước sau đó vài hôm.
Theo lời kể của Luật sư Loseby: “Một hôm có một người Việt Nam, hiện nay tôi không nhớ rõ tên là gì nữa đến gặp tôi và báo cho tôi biết nhà cầm quyền Hồng Kông mới bắt được một người Việt Nam, và yêu cầu tôi giúp bào chữa cho người Việt Nam đó. Được tin này tôi đến nhà lao và gặp Tống Văn Sơ tức tên Hồ Chủ tịch lúc đó. Tống Văn Sơ kể cho tôi nghe ông bị chính quyền Pháp ở Đông Dương kết án tử hình vắng mặt.
Trong cuộc gặp tại phòng giam có đoạn Nguyễn Ái Quốc băn khoăn nói rằng “Tôi không có tiền trả cho ông đâu”, Ông Loseby lúc bây giờ, vì cảm mến con người và phẩm giá của Bác đã trả lời với đầy sự kính trọng “Tôi biết ông là nhà cách mạng Việt Nam, tôi cãi hộ ông là vì danh dự chứ không nhất thiết chỉ vì tiền”. Luật sư Loseby đã tận tâm giúp bác không những về vụ kiện, mà còn chăm lo cả cuộc sống nơi tù giam.
Hongkong là thuộc địa của Anh ở thế kỷ 20. Pháp luật áp dụng ở Hongkong cũng theo hệ thống thông luật. Mà hệ thống thông luật thì chắc nhiều người cũng biết, đề cao vai trò của Luật sư, tố tụng tranh tụng và đặc biệt nguyên tắc suy đoán vô tội được áp dụng triệt để. Cho nên tình tiết yêu cầu tháo xích tay cho Bác vào thời điểm đó là một yêu cầu rất cơ bản của nguyên tắc suy đoán vô tội mà Bồi thẩm đoàn phải làm. Bởi “không ai bị xem là tội phạm khi chưa có bản án chính thức có hiệu lực của tòa”.
“Theo luật pháp của Anh hồi bấy giờ, khi bắt một người chỉ được hỏi người đó bảy câu mà thôi. Bảy câu đó đại để là tên, tuổi, quê quán, nghề nghiệp, thời gian cư trú, quan hệ xã hội, những người và vật làm chứng… Không được hỏi sang câu thứ tám dù câu đó là câu gì. Nhưng khi bắt Tống Văn Sơ, nhà cầm quyền Hồng Kông lại hỏi câu thứ tám là: “Anh sang Nga với mục đích gì?”. Nhà cầm quyền hỏi câu thứ tám đó là trái pháp luật nên cuối cùng tòa án phải tuyên bố phóng thích Tống Văn Sơ”.
Thêm một tình tiết nữa đáng lưu ý mà pháp luật ngày nay ở Anh Mỹ hay ở Việt Nam cũng phải tôn trọng. Đó là ngoài luật nội dung, khi ra tòa các cơ quan tố tụng phải đặc biệt tôn trọng luật hình thức. Ở trong phiên xét xử, bồi thẩm đoàn đã vi phạm luật tố tụng nên phiên tòa bị hủy bỏ, Bác đã được trả tự do.

Trải qua 9 phiên tòa xét xử, thậm chí đã có lần kháng án lên Hội đồng Cơ mật Hoàng gia Anh, Luật sư Loseby đã đưa Tống Văn Sơ thoát khỏi án tử hình, chẳng những thế mà Tòa án còn không thể khép Tống Văn Sơ với bất kỳ một tội danh nào
Chiều ngày 22/1/1933, dưới sự giúp đỡ của Luật sư Loseby, Tống Văn Sơ đã cùng với thư ký riêng của vị luật sư này lên thuyền ra khơi, tiến về Thượng Hải sau đó là Liên Xô và học tập ở đó từ năm 1934 – 1938.
Tống Văn Sơ trong nhiều năm sau đó luôn gửi thiệp và quà chúc mừng vào dịp năm mới và lễ Noel cho luật sư Loseby để bày tỏ sự kính trọng, tình thương mến giữa hai con người vốn là không có chung màu da hay sắc tộc.

tvpl,thư viện pháp luật,thu vien phap luat,Bác Hồ,Bac ho,Chủ tịch Hồ chí minh,chu tich ho chi minh,tống văn sơ,tong van so,nguyễn ái quốc,nguyen ai quoc,luật sư loseby,luat su loseby,luật sư francis henry,loseby,loseby lawyer,hồ chí minh ở hồng kong,ho chi minh o hong kong,xét xử tống văn sơ,xet xu tong van so,bác hồ bị bắt giam,bac ho bi bat giam,tử hình vắng mặt,nhà cách mạng,tìm đường cứu nước,nguyễn sinh cung,nguyen sinh cung

show more

Share/Embed