HEN KHÓ THỞ CẦN CHÚ Ý GÌ?
NHANDOAN NHANDOAN
249 subscribers
11 views
0

 Published On Premiered Mar 2, 2024

Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đứng thứ 3 về nguyên nhân gây tử vong và đứng thứ 5 về gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (tên tiếng Anh là Chronic Obstructive Pulmonary Disease – COPD) là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây giảm chức năng thông khí ở phổi. Người bệnh thường cảm thấy khó thở vì đường thở bị tắc nghẽn (hẹp so với bình thường) và có thể dẫn đến suy hô hấp. Điều trị bệnh đúng có thể làm chậm tiến triển của bệnh nhất là khi được phát hiện ở giai đoạn sớm tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng của COPD thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác cho đến khi có xuất hiện tổn thương phổi và thường trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, đặc biệt nếu tiếp tục tiếp xúc với khói thuốc. Tổn thương trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ban đầu chủ yếu tập trung ở các nhánh phế quản nhỏ có đường kính nhỏ hơn 2mm và nhu mô phổi.

Các dấu hiệu mắc bệnh COPD ban đầu có thể bao gồm:

Cảm thấy khó thở khi gắng sức, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất

Thở hụt hơi

Tức ngực

Ho có đờm kéo dài

Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên

Thiếu năng lượng

Ở giai đoạn muộn hơn khi bệnh tiến triển:

Khó thở cả khi nghỉ ngơi

Thở rít, khò khè

Hoạt động giảm sút nhiều, thậm chí không hoạt động được vì khó thở

Giảm cân ngoài ý muốn (trong giai đoạn sau)

Sưng phù ở mắt cá chân, bàn chân hoặc chân, tiểu ít
Để đánh giá mức độ khó thở, có thể sử dụng thang phân mức độ:

Mức độ 0: Không khó thở khi leo cầu thang

Mức độ 1: Khó thở khi leo cầu thang từ tầng 2 trở lên

Mức độ 2: Khó thể khi leo dốc

Mức độ 3: Khó thở khi đi lại tốc độ bình thường trên đường bằng cùng người khác cùng độ tuổi

Mức độ 4: Khó thở khi đi lại với tốc độ bình thường và thường xuyên phải dừng lại để nghỉ

Mức độ 5: Khó thở khi thực hiện các công việc hàng ngày như mặc quần áo, đánh răng rửa mặt...

show more

Share/Embed