Giới thiệu Quy trình thủ tục thành lập công ty ty | Hướng dẫn mới nhất cụ thể nhất
Hello Luật sư Hello Luật sư
52.9K subscribers
6,389 views
51

 Published On Dec 19, 2023

KHÁI NIỆM THÀNH LẬP CÔNG TY LÀ GÌ?
Có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Thành lập công ty là việc thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo loại hình Công ty TNHH, Công ty Cổ phần hoặc Công ty Hợp danh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Khái niệm thành lập công ty cũng đồng nghĩa với khái niệm đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên khái niệm đăng ký doanh nghiệp lại được hiểu rộng hơn và được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp
“Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định”
Sau khi hoàn thành thủ tục theo quy định thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép.
Bạn nên thành lập công ty khi nào?
Đây cũng là câu hỏi mà chúng tôi thường nhận được khá nhiều từ quý khách hàng. Thực chất để quyết định thành lập công ty là một quyết định lớn của quý khách, nó như là một đứa con của họ, trước khi ra quyết định thành lập công ty chắc hẳn quý khách cũng đã tìm hiểu nhiều về quy trình thủ tục pháp lý để thành lập công ty, cách vận hành công ty như thế nào cho hiệu quả.
Chúng tôi có thể đưa ra câu trả lời gợi ý như sau:
• Bạn nên thành lập công ty khi Công việc kinh doanh của bạn đã có đối tác và phải xuất hóa đơn theo quy định pháp luật
• Bạn muốn muốn tách bạch vốn cá nhân để góp vốn vào công ty, và có thể huy động vốn khi thành lập công ty để phát triển trong hoạt động kinh doanh.
• Bạn muốn ký hợp đồng với các đối tác với tư cách pháp nhân (công ty)
• Bạn muốn được hưởng các chính sách về thuế, đóng thuế, và có thể tuyển dụng lao động về làm việc cho mình.
Từ những câu trả lời trên thì bạn nên xem xét và ra quyết định thành lập công ty hay không
Dịch vụ thành lập công ty; dịch vụ thành lập doanh nghiệp; Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp.
#thanhlapdoanhnghiep #thanhlapcongty #tuvancophieu #luatsu #luatsutuvan #dangkynhanhieu

show more

Share/Embed