Hiểu hơn về bão nhiệt đới trên trái đất
Hiểu biết mỗi ngày Hiểu biết mỗi ngày
169 subscribers
106 views
4

 Published On Premiered Sep 7, 2023

Chào các bạn, chúng ta lại gặp nhau trong 1 video chia sẽ những kiến thúc thú vị trong cuộc sống của chúng ta, Đất nước việt nam của chúng ta có đường bờ biển trải dài, vì lẽ đó, hàng năm chúng ta phải hứng chịu rất nhiều các cơn bảo nhiệt đới lớn nhỏ xuất phát từ vùng biển phía đông, Vậy có bao giờ bạn tự hỏi tại sao trên trái đất lại có bảo nhiệt đới, nó được hình thành như thế nào và tại sao bảo lại xuất phát và mạnh lên ở biển, suy yếu và kết thúc ở đất liền, chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề trên trong video này bạn nhé,

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu bảo nhiệt đới là gì:
Bão nhiệt đới là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm mà hầu hết các quốc gia tiếp giáp biển thường xuyên gặp phải, Những cơn bão nhiệt đới có độ mạnh yếu khác nhau nhưng đều để lại thiệt hại nặng nề, làm ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển chung của kinh tế,

Vậy bảo nhiệt đới được hình thành như thế nào:
Bão thường được hình thành ở những khu vực đại dương ấm áp, nơi mà nhiệt độ của nước ít nhất là 26,5 độ C, Các nhà khoa học đã phân tích: ở những nơi này, nước biển sẽ dễ bay hơi, tạo ra một lớp không khí nóng ẩm trên mặt biển khi ánh sáng mặt trời chiếu đến, Do khí nóng nhẹ hơn, lớp khí ẩm này dần bay lên cao, để lại bên dưới một vùng không gian trống, Điều này dẫn đến việc luồng không khí ẩm ở bên ngoài sẽ bị hút vào để lấp vào khoảng không gian trống đó, Ngoài ra khi không khí ẩm được hút vào, nó sẽ bị tác động bởi sự tự quay của Trái Đất tạo ra chuyển động xoáy tròn hay còn gọi là hoàn lưu, Khi tốc độ xoáy tròn này lớn hơn 17 m/s, chúng sẽ tạo thành bão,

Theo nghiên cứu thì để một cơn bão nhiệt đới hình thành sẽ phải có 6 điều kiện cần thiết,
Nhiệt độ mặt nước biển đến độ sâu hơn 50 mét ít nhất phải vào khoảng 26,5 độ C,
Sự mất ổn định của bầu khí quyển,
Độ ẩm cao ở tầng đối lưu,
Lực quán tính Coriolis đủ lớn để duy trì trung tâm áp suất thấp,
Độ đứt gió (sự thay đổi tốc độ hoặc hướng gió bất ngờ trong một khoảng cách ngắn) thấp,
Bề mặt nước biển bị xáo trộn với lực xoáy đủ mạnh,

Vậy bão nhiệt đới hoạt động như thế nào:
Sau khi hình thành, cơn bão sẽ được tiếp thêm năng lượng khi di chuyển qua đại dương, Chúng sẽ hút không khí nóng ẩm từ bề mặt đại dương và nhả ra không khí lạnh ở trên cao như đang “thở”, Tuy nhiên khi di chuyển vào đất liền, bão sẽ giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi, từ đó giảm ngưng tụ và giảm nhiệt làm mất năng lượng, Bên cạnh đó do sự ma sát với địa hình gồ ghề của đất liền nên tốc độ gió cũng như độ chênh lệch áp suất của bão sẽ giảm dần, sau đó suy yếu và tan đi,

Cấu trúc của bão nhiệt đới sẽ bao gồm mắt bão, thành mắt bão và dải mây mưa ở rìa ngoài,
Mắt bão: Hay còn được gọi là tâm bão, thường có dạng hình tròn, đường kính khoảng 30 - 65 km, Ở khu vực tâm bão, áp suất thường rất thấp nên không khí xung quanh sẽ bị hút về đây, Nếu áp suất càng thấp, không khí sẽ bị hút càng nhanh và tốc độ gió càng mạnh, đồng nghĩa với việc sức tàn phá của cơn bão lại càng khủng khiếp, Với vận tốc gió mạnh như vậy sẽ khiến cho lực ly tâm rất lớn, dẫn tới việc không khí bên ngoài không thể lọt vào trong tâm bão, Khi đến gần tâm bão, không khí mang nhiều hơi nước sẽ bốc lên và hội tụ thành các đám mây tạo ra những cơn mưa lớn ở bên ngoài mắt bão, Trong khi đó tại đây lại rất yên tĩnh, trời quang mây và gần như không hề có gió,

Thành mắt bão: Là những vùng mây bao quanh mắt bão, Vì là điểm cuối nơi các dòng không khí đổ về trước khi chuyển động thẳng lên cao nên đây là khu vực có gió mạnh nhất trong cơn bão, Ngoài ra, những luồng không khí này mang theo nhiều hơi nước nên ở đây mây nằm ở độ cao lớn nhất và độ ẩm cũng là nhiều nhất,

Dải mây mưa ở rìa ngoài: Là những dải mây mưa ở rìa ngoài của thành mắt bão, Những khu vực chịu ảnh hưởng của dải mây mưa ở rìa ngoài sẽ xuất hiện mây giông dày đặc rộng từ khoảng vài km đến vài chục km và dài khoảng 80 - 500 km,

Đất nước ta có đường bờ biển trải dài, Hằng năm, nước ta phải hứng chịu mùa mưa bão kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12, với những cơn bão hình thành từ Biển Đông di chuyển và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, nhất là các tỉnh ven biển, gây lũ lụt, sạc lở đất ở các tỉnh miền trung,
Bão là một hiện tượng thời tiết cực đoan không thể phòng ngừa chúng ta chỉ có cách chủ động ứng phó để hạn chế đến mức thấp nhất thiết hại về người và tài sản,

Lại một video nữa đã qua, tôi rất vui khi bạn vẫn ở đó đồng hành cùng tôi, Nếu bạn thấy hay có, bạn có thể ủng hộ mình bằng các like và đăng ký để tiếp thêm động lực cho mình bạn nhé, Xin chào và hẹn gặp lại
#hieubiet #kienthuc #kienthucthuvi #bao #gio

show more

Share/Embed