Sự tích chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang, ngôi chùa đẹp nhất thành phố Mỹ Tho
BONG NGO MARIO BONG NGO MARIO
312K subscribers
59,279 views
587

 Published On Mar 20, 2024

00:00 Khám phá chùa Vĩnh Tràng
03:27 thuyết minh chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang
05:11 sự tích chùa Vĩnh Trang Tiền Giang
08:30 Kiến trúc chùa Vĩnh Tràng
19:00 thăm quan chùa Vĩnh Tràng
14:50 Tượng Phật Di Lặc tại chùa vĩnh Tràng

địa chỉ chùa Vĩnh Tràng tại Chùa tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Sự tích chùa Vĩnh Trang tại Mỹ Tho được dân gian lưu truyền như sau: Chùa Vĩnh Tràng xưa chỉ là cái am nhỏ, mái lá, vách đất, do Tri huyện Bùi Công Đạt (làm quan dưới triều vua Minh Mạng) phát nguyện xây cất vào đầu thế kỷ XIX để tu dưỡng tinh thần sau khi về hưu. Vì vậy người dân địa phương quen gọi là “Chùa Ông Huyện”. Trong một lần Hòa Thượng Huệ Đăng đến hoằng pháp về đồng bằng sông cửu lần đó, Ngài khởi đạo tràng thuyết pháp tại chùa Bửu Lâm, trong buổi giảng đạo đó có vợ chồng ông bà bùi công đạt đến nghe pháp, Trong lần gặp gỡ đầu tiên ông bà tri huyện đã được hòa thượng Huệ Đăng khai sáng nhiều đạo lý Phật gia, 2 ông bà Tri Huyện vô cùng hoan hỉ và khâm phục bởi sự đạo cao đức trọng của hòa thượng. Và cứ thế, ngày qua tháng đến năm sang, 2 vợ chồng Tri Huyện đã giác ngộ được rất nhiều triết lý trong đạo Phật. 2 ông bà đã phát tâm cúng dường ngôi thảo am của mình cho hòa thương huệ đăng. Từ đó với hạnh nguyện xây dựng và phát triển cho ngôi già lam, Hoà thượng Huệ Đăng chuyên tâm công phu, công quả bồi đắp ngôi Tam Bảo. Ban ngày cuốc đất gánh nước đắp chùa, ban đêm lo công phu bái sám. Hữu xạ tự nhiên hương, tiếng lành về vị hòa thượng đạo cao đức trọng ngày càng vang xa; công hạnh và chí nguyện xây chùa của Hòa Thượng đã được Phật tử khắp nam kỳ lục tỉnh đáp lời; Phật tử quy tụ về chùa rất đông, Người ra công người góp của, Vạn người đã phát tâm cùng Hòa Thượng xây chùa, trãii qua thời gian dài, dưới sự chung sức hiệp tâm của bao tấm lòng phục sự tam bảo, ngôi chùa dần trở thành ngôi đại già lam mang tên “Vĩnh Trường Tự” như ngày hôm nay. Đúng là công đức vô lượng

show more

Share/Embed